Giờ học tiếng Trung và tiếng Việt do sinh viên đứng lớp
Xin chào!
Vài ngày trước, các bạn sinh viên ở lớp trung cấp mà tôi phụ trách đã được yêu cầu thực hiện một tiết dạy ngôn ngữ mẹ đẻ của mình, bao gồm tiếng Trung và tiếng Việt. Vì vậy, hôm nay tôi muốn chia sẻ với các bạn về buổi học ngày hôm đó.
Đầu tiên là “giờ học tiếng Trung”
“Giáo viên” là 2 sinh viên người Trung Quốc, bạn Mou và bạn Kan.
Lần lượt từng người thực hiện những nhiệm vụ đã được phân công với một thái độ vô cùng nhiệt huyết.
Mou-sensei đã dạy chúng tôi 4 thanh điệu trong tiếng Trung và một số lời chào cơ bản như “早上好 (chào buổi sáng)”, “你好 (xin chào)”, “晚安 (chúc ngủ ngon)”,… đồng thời cho mọi người lời khuyên về cách nhớ các thanh điệu dễ dàng hơn bằng việc sử dụng cơ thể của mình để luyện tập.
Khi chúng tôi thực hành với cơ thể mình, đúng là mọi thứ đã trở lên tốt hơn nhiều.
Sau đó, Kan-sensei đã dạy mọi người một số câu nói cơ bản như “吃了么?(bạn đã ăn cơm chưa?)”, “去超市不?(bạn có đi siêu thị không?)”, “一起吃个饭 (mình cùng ăn cơm nhé?)”…
Câu “吃了么?(bạn đã ăn cơm chưa?)” có thể sử dụng vào bất cứ khoảng thời gian nào trong ngày dù là sáng, trưa hay tối.
Ngoài ra, câu nói “一起吃个饭 (mình cùng ăn cơm nhé?)” cũng là một cách diễn đạt thường được sử dụng khi muốn rủ người bạn thích đi hẹn hò.
Tiếp theo là “giờ học tiếng Việt”.
“Giáo viên” phụ trách là 2 bạn Việt và Mạnh.
Việt sensei bắt đầu bằng việc giới thiệu các thanh điệu trong tiếng Việt và những câu chào hỏi cơ bản “Xin chào”, “Chúc ngủ ngon”...
Trong khi tiếng Trung có 4 thanh điệu thì tiếng Việt lại có tới 6 thanh điệu là “không, sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng”.
Thêm vào đó, như mọi người đã biết, tiếng Nhật chỉ có 5 nguyên âm là “a, i, u, e, o” trong khi đó tiếng Việt lại có những 12 nguyên âm là “a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y.
Vì thế, trong ngôn ngữ Việt Nam, dù là từ có cách đánh vần giống nhau nhưng khi thay đổi thanh điệu thì sẽ trở thành một từ mới với ý nghĩa hoàn toàn khác.
Sau đó, Mạnh sensei tiếp tục bài giảng bằng việc hướng dẫn cho mọi người cách nói các câu cơ bản như “Bạn đi đâu đấy?”, “Bạn ăn cơm chưa?”, “ Chúng ta cùng nhau đi ăn nhé?”…
Và có vẻ như câu nói “Bạn ăn cơm chưa?” thường được người Việt Nam sử dụng giống như một câu chào hỏi.
Trong suốt giờ học, toàn bộ sinh viên ai nấy cũng chăm chú nghe giảng, đồng thời chi chú một cách cẩn thận và cũng rất tích cực tham gia đặt câu hỏi. Tôi cũng cảm thấy vui vì đã tạo được cơ hội để sinh viên hai nước biết thêm về ngôn ngữ mẹ đẻ của nhau.
Không chỉ tiếng Nhật, nếu có thể sử dụng ngôn ngữ của quốc gia khác thì chúng ta sẽ có thêm nhiều cơ hội để kết nối với thế giới bên ngoài.
Các bạn cũng vậy, hãy chủ động tìm kiếm các cơ hội để có thể giao tiếp với những người bạn quốc tế nhiều hơn nữa nhé!
[Giáo viên tiếng NhậtC]