Chuyên mục giới thiệu vẻ đẹp của tỉnh Hyogo (phần 5)_Nhà tưởng niệm Tôn Trung Sơn (ijokaku) - 神戸東洋日本語学院

Chuyên mục giới thiệu vẻ đẹp của tỉnh Hyogo (phần 5)_Nhà tưởng niệm Tôn Trung Sơn (ijokaku) - Học viện Nhật ngữ Kobe Toyo

Học viện Nhật ngữ Kobe Toyo

Chuyên mục giới thiệu vẻ đẹp của tỉnh Hyogo (phần 5)_Nhà tưởng niệm Tôn Trung Sơn (ijokaku)

Tiếp tục chuyên mục giới thiệu vẻ đẹp của tỉnh Hyogo, trong phần 5 này, tôi muốn giới thiệu “Nhà tưởng niệm Tôn Trung Sơn (ijokaku) thuộc quận Tarumi, thành phố Kobe. Nhà tưởng niệm này tọa lạc tại một nơi có phong cảnh thiên nhiên tuyệt mỹ, vì thế ngay cả những người không có nhiều hứng thú với lịch sử cũng có thể thấy đây là một nơi đáng để ghé thăm.

 

1. “Nhà tưởng niệm Tôn Trung Sơn” là gì?

Tôn Trung Sơn (孫文) là người Khách Gia, gốc tại thành phố Trung Sơn, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc (trước đây là huyện Hương Sơn), và là một nhà tiên phong vĩ đại của cuộc cách mạng dân chủ Trung Quốc. Tại Nhật Bản, chỉ có duy nhất một “Nhà tưởng niệm Tôn Trung Sơn” và được đặt tại Kobe. “Nhà tưởng niệm Tôn Trung Sơn” là một căn biệt thự được xây dựng vào năm 1915 (năm Taisho thứ 4) bởi một thương nhân ở Kobe có tên Ngô Cẩm Đường, là một căn nhà ba tầng hoài cổ hình bát giác. Vốn dĩ đây là biệt thự của thương nhân Ngô Cẩm Đường, tuy nhiên sau đó, nó được sử dụng làm hội quán dành cho kiều bào gốc Hoa sống tại Kobe. Năm 1982, nó đã được trao tặng cho tỉnh Hyogo để kỷ niệm 19 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Trung – Nhật, từ đó căn nhà được giới thiệu tới công chúng với tên gọi “Nhà tưởng niệm Tôn Trung Sơn”. Nghe nói Tôn Trung Sơn đã từng ghé thăm nhà tưởng niệm này vào tháng 3 năm 1913.

 

2. “Nhà tưởng niệm Tôn Trung Sơn” với tư cách là một địa điểm du lịch

Nằm trên kè của công viên ngay cạnh Cầu Akashi Kaikyo, nơi mà tâm hồn bạn có thể được chữa lành chỉ bằng việc ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên xung quanh. Nhà tưởng niệm này là một toà nhà hiếm hoi được xây dựng theo kỹ thuật cũ, sử dụng các khối bê tông khung gỗ, mặc dù kiến trúc mang nét hoài cổ nhưng độ tinh xảo trong thiết kế sẽ khiến bạn không có cảm giác rằng ngôi nhà đã được hơn 100 năm tuổi.

 

3. Về thương nhân Ngô Cẩm Đường

Ngô Cẩm Đường vốn có xuất thân là nông dân, chuyển đến Kobe và thành lập công ty thương mại vào năm 1890. Khi cuộc chiến tranh Trung – Nhật nổ ra, trong khi nhiều thương nhân Trung Quốc đã trở về nước thì Ngô Cẩm Đường đã ở lại Kobe, gây dựng khối tài sản khổng lồ và trở thành thương nhân giàu có nhất trong số Hoa kiều tại Nhật Bản.

 

Có một câu nói nổi tiếng với mọi lứa tuổi của Ngô Cẩm Đưởng mà tôi thấy thấm thía vô cùng, đó là “Khó khăn chính là cơ hội (pin-chi ga chan-su)”. Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 như hiện tại, câu nói đó lại càng đúng đắn. Đối với các bạn du học sinh, mặc dù đây là một khoảng thời gian khó khăn nhưng cũng có thể là một cơ hội cho các bạn. Tất nhiên, thành công của Ngô Cẩm Đường không chỉ nhờ vào thực lực của một cá nhân mà còn đến từ các mối quan hệ xã hội. Ở Kobe, các bạn sẽ có cơ hội gặp gỡ rất nhiều sempai đang hoặc đã từng là du học sinh. Đặc biệt, học viện Nhật ngữ Kobe Toyo tự hào là trường tiếng Nhật có nhiều du học sinh đang theo học nhất tại thành phố Kobe, vì vậy tại Kobe Toyo, các bạn không chỉ được học tiếng Nhật mà còn có nhiều cơ hội để xây dựng và phát triển mạng lưới quan hệ.

 

4. Hướng dẫn cách di chuyển

 Từ ga JR Maiko đi bộ khoảng 6 phút.

 Địa chỉ: 2051 Higashimaiko-cho, Tarumi-ku, Kobe-shi

 Vé vào cửa: 300 yên (với người lớn)

Thông tin chi tiết vui lòng tham khảo trang web dưới đây:
http://sonbun.or.jp/jp/index.php?option=com_frontpage&Itemid=1

 

Trong bài viết kỳ tới, tôi sẽ giới thiệu với các bạn về cửa ngõ dẫn đến bầu trời Kobe, “Sân bay Kobe”.

[Nhân viên phòng quản lý sinh viên K]

single