Những việc cần làm để tiếp tục học lên bậc học cao hơn tại Nhật – kỳ tháng 10
Hàng tháng, chúng tôi sẽ giới thiệu những việc bạn cần làm để có thể học tiếp lên đại học hoặc cao học tại Nhật Bản sau khi tốt nghiệp tại Học viện Nhật ngữ Kobe Toyo.
Dưới đây là những việc bạn cần làm trong tháng 10.
1)Hãy dọn dẹp các tài liệu ứng dụng
Trong bài viết trước, "Làm gì để học tiếp lên bậc học cao hơn tại Nhật Bản – kỳ tháng 9", tôi đã nhắc các bạn đăng ký nhận bộ hồ sơ hướng dẫn tuyển sinh và bắt đầu chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhập học. Trong tháng 10 này hãy cố gắng hoàn thiện hồ sơ ứng tuyển nhé.
Có hai điều quan trọng cần làm khi chuẩn bị các tài liệu dự thi đó là cần viết một cách cẩn thận và tránh các lỗi chính tả.
Nếu mắc nhiều lỗi chính tả thì sẽ để lại ấn tượng xấu là bạn không giỏi tiếng Nhật, không cẩn thận hay không kiểm tra hồ sơ. Lỗi chính tả là những lỗi có thể dễ dàng tránh. Viết trước bản nháp và nhờ giáo viên hoặc bạn bè người Nhật kiểm tra. Và khi bạn sao chép lại từ bản nháp, hãy bình tĩnh vừa viết vừa kiểm tra. Và cuối cùng, hãy đọc và kiểm tra xem có lỗi chính tả hay không. Nếu có thể, tốt hơn hết bạn nên nhờ người khác kiểm tra. Với sự chuẩn bị và kiểm tra cẩn thận, các lỗi chính tả có thể được giảm xuống 0.
Tiếp đó là viết một cách nắn nót. Gần đây, một số trường có thể nộp hồ sơ bằng dữ liệu máy tính, nhưng nhiều trường đại học và cao học vẫn giữ hình thức nhận hồ sơ đăng ký dự thi viết tay. Ở Nhật Bản, mọi người thường có xu hướng đánh giá một người là người như thế nào dựa trên nét chữ có đẹp không, chữ viết có cẩn thận hay không. Có thể sinh viên quốc tế sẽ gặp khó khăn để viết được chữ Hán đẹp, đặc biệt là những sinh viên từ quốc gia không sử dụng ký tự chữ Hán. Nhưng viết một cách nắn nót là điều mà ai cũng có thể làm được. Thậm chí chỉ cần viết cẩn thận sẽ tạo ra sự khác biệt lớn trong ấn tượng của bạn. Cố gắng viết chậm và cẩn thận từng cái một.
Các tài liệu ứng tuyển là thứ đầu tiên để nhân viên tuyển sinh xác định bạn là ai. Hãy gửi một bộ hồ sơ được chuẩn bị kỹ lưỡng để tạo được ấn tượng đầu tiên thật tốt nhé.
2)Hãy nộp hồ sơ dự thi
Sau khi chép lại hộ sơ một cách sạch đẹp và chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết, thì sẽ là lúc để nộp hồ sơ. Hiện nay, về cơ bản thì ngày càng nhiều nơi cho phép nộp đơn đăng ký dự thi qua đường bưu điện. Tùy thuộc vào trường đại học hoặc trường cao học, bạn cũng có thể được yêu cầu nộp đơn online hoặc trực tiếp mang đến, vì vậy hãy nhớ kiểm tra hướng dẫn tuyển sinh thật kỹ.
Một vấn đề thường gặp khi nộp hồ sơ là thời hạn nộp hồ sơ được tính là “ngày phải đến nơi" hay "ngày theo dấu bưu điện". Trong trường hợp là ngày phải đến nơi" thì hồ sơ dự thi phải được chuyển đến trường đại học, cao học nơi bạn dự thi chậm nhất là vào ngày hết hạn nộp hồ sơ. "Ngày theo dấu bưu điện” thì tức là chỉ cần bạn gửi hồ sơ tại tại bưu điện chậm nhất vào ngày hết hạn nộp hồ sơ là được chấp nhận. Theo đó, thời hạn nộp hồ sơ thực tế sẽ khác nhau tùy thuộc vào việc “ngày phải đến nơi" hay "ngày theo dấu bưu điện" được chấp nhận. Trước đây, tôi đã tựng không kịp nộp hồ sơ đăng ký dự thi vì lý do hiểu nhầm thời hạn nộp đơn là "ngày theo dấu bưu điện". Hãy kiểm tra hướng dẫn dự thi và dành một khoảng thời gian dư dả để gửi các tài liệu đăng ký dự thi của bạn.
3)Chuẩn bị sẵn sàng cho bài thi phỏng vấn
Sau khi bạn đã gửi đơn đăng ký dự thi của mình thì sẽ tới giai đoạn bắt đầu chuẩn bị cho bài thi phỏng vấn.
Có nhiều hình thức tổ chức một bài thi phỏng vấn. Nó khác nhau tùy thuộc vào từng trường đại học sau đại học, chẳng hạn như phỏng vấn một đối một, một đối nhiều cá nhân hay theo nhóm. Các giáo viên ở trường sẽ nắm được hình thức của bài kiểm tra phỏng vấn tại trường đại học hoặc cao học mà bạn đang muốn dự thi, vì vậy hãy hỏi giáo viên nhé.
Có nhiều quy tắc và cách cư xử khác nhau cần tuân thủ trong khi thực hiện bài thi phỏng vấn. Trong số đó sẽ có những điều chỉ có riêng và duy nhất tại Nhật Bản, vì vậy hãy nghiên cứu trước những quy tắc và cách cư xử đó.
Ngoài ra, các câu hỏi được hỏi trong bài kiểm tra phỏng vấn khác nhau tùy thuộc vào mỗi trường đại học, sau đại học. Nhà trường sẽ thu thập những tài liệu về các kỳ thi trong quá khứ và tổng hợp lại các câu hỏi thường gặp để hướng dẫn sinh viên. Nhà trường cũng sẽ chuẩn bị các phương án trả lời phù hợp với từng cá nhân sinh viên để giúp sinh viên trả lời được các câu hỏi phỏng vấn một cách tự tin và trôi chảy.
Ở một số trường đại học và cao học của Nhật Bản, bài thi phỏng vấn là bài thi duy nhất trong kỳ thi tuyển sinh đầu vào. Ngoài ra, có một số nơi coi trọng bài thi phỏng vấn hơn là bài thi viết. Việc trình bày suy nghĩ của mình bằng tiếng Nhật có thể khó, nhưng hãy chuẩn bị thật kỹ lưỡng để tự tin đối diện với kỳ thi nhé.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết “Những việc cần làm để tiếp tục học lên bậc học cao hơn tại Nhật – kỳ tháng 10”.
[Giáo viên tiếng Nhật T]