Các khoa và ngành học bậc đại học của Nhật Bản - 神戸東洋日本語学院

Các khoa và ngành học bậc đại học của Nhật Bản - Học viện Nhật ngữ Kobe Toyo

Học viện Nhật ngữ Kobe Toyo

Các khoa và ngành học bậc đại học của Nhật Bản

Trong bài viết này, tôi sẽ giới thiệu về các khoa thuộc khối ngành khoa học tự nhiên.

 

1) Khoa Y

Là một khoa nghiên cứu về y học đúng như tên gọi của nó. Chương trình học của Khoa Y ở bậc đại học là 6 năm. Trong đó, có một số bác sĩ là bác sĩ lâm sàng, những người chịu trách nhiệm khám bệnh cho bệnh nhân trong thực tế và một số là bác sĩ nghiên cứu, đảm nhiệm công việc nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh và phương pháp điều trị mới. Bên cạnh đó, cũng có người muốn trở thành giám định viên y tế, trở thành công chức nhà nước hoặc xin việc tại một công ty bảo hiểm sau khi có được giấy phép hành nghề y tế.

 

2) Khoa Răng hàm mặt

Về cơ bản, sinh viên khoa Răng hàm mặt sẽ đặt mục tiêu để trở thành nha sĩ sau 6 năm. Trong những năm gần đây, cũng có nhiều người chuyển hướng sang ngành nha khoa thẩm mỹ. Khi chọn một trường đại học, các bạn cũng nên lưu ý xem trường đại học đó có nhiều sinh viên vượt qua kỳ thi nha khoa quốc gia hay không.

 

3) Khoa Dược

Trong các trường đại học có khoa Dược, có hệ bốn năm đào tạo về dược học và sáng chế thuốc, hệ sáu năm dành cho những người muốn trở thành dược sỹ. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ không chỉ có lựa chọn trở thành dược sĩ mà còn có thể lựa chọn tiếp tục nghiên cứu hoặc làm việc cho các công ty dược.

 

4) Khoa Khoa học

Tại đây bạn sẽ học các môn khoa học tự nhiên như toán học, vật lý, hóa học, sinh học, địa chất và thiên văn học…

Có nhiều con đường sự nghiệp khác nhau như nghiên cứu, giảng viên hoặc việc làm trong công ty. Ngoài ra, khoa này cũng có một số ngành học chung với Khoa Kỹ thuật.

 

5) Khoa Kỹ thuật

Tại đây bạn sẽ được học hỏi thêm kiến ​​thức thực tế và kỹ thuật để chế tạo sản phẩm. Tại Nhật Bản, ngành học thuộc khoa kỹ thuật rất đa đạng và có tới hơn 660 ngành học, trong đó chủ yếu liên quan đến điện, điện tử, kiến trúc, hóa học,cơ khí. Ứng với đó là các chứng chỉ chỉ hành nghề đa dạng, chẳng hạn như: kiến trúc sư, kỹ sư sửa chữa ô tô, kỹ sư điện, thợ điện, người chịu trách nhiệm quản lý chất độc hại, người chịu trách nhiệm quản lý nồi hơi, quản lý bằng sáng chế, kỹ sư vô tuyến, kỹ sư truyền thông vô tuyến,… Một số trường đại học có quyền cấp giấy phép hành nghề giáo viên.

 

6) Khoa Nông nghiệp

Tùy thuộc vào trường đại học, nó có thể được gọi là Khoa sản suất sinh học. Nội dung học tập khá đa dạng, chẳng hạn như nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt… Có bao gồm cả ngành thủy sản.

 

 

Ngoài ra, cũng có một số trường đại học có hình thức kết hợp giữa các ngành khoa học tự nhiên với nhau hoặc có các ngành như khoa học – kỹ thuật hay kỹ thuật y sinh…

 

 

Sự khác biệt giữa Khoa khoa học và Khoa kỹ thuật đó là Khoa khoa học lấy lý thuyết làm trung tâm còn Khoa kỹ thuật lấy thực hành làm trung tâm. Tuy nhiên, với khoa Khoa học – kỹ thuật, bao gồm cả Khoa Nông nghiệp, mỗi trường đại học sẽ có cách nghiên cứu, hướng đi sau tốt nghiệp và các chứng chỉ có thể nhận được khác nhau, vì vậy các bạn hãy kiểm tra trang web của trường đại học, tham gia ngày hội tuyển sinh (open campus) và lựa chọn thật cẩn thận nhé.

 

Ví dụ, nếu chỉ với suy nghĩ muốn làm công việc bàn giấy thì không thể đi đến quyết định chọn ngành học được. Đối với ngành lập trình, ở một số trường đại học việc lựa chọn ngành Toán học thuộc khoa Khoa học được xem là tốt hơn so với lựa chọn ngành điện tử thuộc khoa Kỹ thuật. Đối với khối khoa học tự nhiên, khi bạn chú trọng vào nội dung mà mình muốn học tập, nghiên cứu thì bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn ngành ngành học phù hợp.

 

[Nhân viên phòng đối ngoại F]

 

single