Về phong tục đón năm mới của Nhật Bản
Vậy là chỉ còn 3 ngày nữa là kết thúc một năm. Vậy nên, trong bài viết lần này, tôi sẽ giới thiệu về phong tục đón năm mới tại Nhật Bản.,
Mỗi địa phương sẽ có những phong tục khác nhau, tuy nhiên, dưới đây là những điều phổ biến Nhất.
[Dọn dẹp nhà cửa]
Ý nghĩa của việc tổng vệ sinh (osoji) là làm sạch môi trường xung quanh để chào đón năm mới một cách thoải mái. Osoji được bắt nguồn từ tục lệ quét bồ hóng (susuharai) có từ thời xa xưa. Tục lệ susuharai thường được thực hiện vào ngày 13 tháng 12, là một hoạt động vệ sinh được tổ chức tại đền, chùa nhằm loại boại bỏ bụi và tro từ củi tích tụ trên các bức tượng Phật và các tòa nhà.
[Toshikoshi-soba]
Ở Nhật Bản, mọi người sẽ ăn mỳ soba vào đêm giao thừa ngày 31 tháng 12. Có nhiều truyền thuyết khác nhau về nguồn gốc của phong tục này, tuy nhiên vì mỳ soba có sợi mảnh và dài nên nên mọi người cầu mong sẽ được trường thọ hoặc mong muốn mối quan hệ gia đình sẽ thật bền lâu. Mặc khác, mỳ soba cũng rất dễ đứt nên có nhiều giả thuyết cho rằng việc ăn mỳ soba vào cuối năm thì những tai họa của năm cũ sẽ được cắt đứt.
Các thành phần trong món ăn cũng mang ý nghĩa riêng, chẳng hạn như tôm (ebi) sẽ có ý nghĩa mong muốn trường thọ, sống tới khi lưng còng xuống, hành lá (negi) có cách phát âm gần giống với negu (労ぐ) có ý nghĩa là xoa dịu trái tim hay negi (祢宜) được biết tới như một loại niềm tin gửi gắm mong ước đến thần linh hay cá trích chứa đựng mong ước con đàn cháu đống… Ở Kyoto, nơi tôi sinh ra và lớn lên, món mì soba cá trích là chủ đạo, tuy nhiên vì bản thân rất thích tempura tôm nên tôi luôn đưa nó vào trong bát mì soba của mình.
[Joya no Kane]
Từ đêm giao thừa (31/12) đến ngày đầu năm mới, các ngôi chùa sẽ đánh lên 108 tiếng chuông. Hoạt động này có ý nghĩa gột rửa đi 108 phiền não của con người, người Nhật tin rằng việc lắng nghe những tiếng chuông này giúp giải trừ ưu phiền trong năm cũ, thanh lọc tâm hồn để sẵn sàng cho một năm mới đến. Có nhiều giả thuyết lý giải cho lý do đánh 108 tiếng chuông. Nhưng với cá nhân tôi, tôi thích cách giải thích về tứ khổ và bát khổ (四苦八苦 – shikuhakku). Theo bảng cửu chương ở Nhật Bản, 四苦=shi-ku tức là 四九(shi-ku)36 (4 x 9=36), 八苦=hakku tức là 八九(hachi-ku)72 (8 x 9=72), 36 + 72 = 108.
[Ninen mairi]
Là việc đi thăm viếng đền, chùa trong khung thời gian từ nửa đêm giao thừa nối tiếp sang ngày 1 tháng 1.
Nếu đi thăm đền, chùa vào thời điểm đã bước sang năm mới thì được gọi là “hatsu-mode”.
Năm nay lại tiếp tục là một năm mọi người phải đối mặt với nhiều mất mát do dịch Covid-19 mang lại. Mặc dù vậy, đối với cá nhân tôi năm vừa qua là một năm đầy viên mãn.
Tôi xin chúc tất cả các bạn sẽ đón một năm mới tuyệt vời.
[Nhân viên phòng đối ngoại F]