Who’s who ~ Giới thiệu giáo viên học viện Nhật ngữ Kobe Toyo (kỳ 3) - 神戸東洋日本語学院

Who’s who ~ Giới thiệu giáo viên học viện Nhật ngữ Kobe Toyo (kỳ 3) - Học viện Nhật ngữ Kobe Toyo

Học viện Nhật ngữ Kobe Toyo

Who’s who ~ Giới thiệu giáo viên học viện Nhật ngữ Kobe Toyo (kỳ 3)

Nhân vật xuất hiện trong kỳ 3 của chuyên mục này là cô Goto (Goto-sensei). Rất vui khi được phỏng vấn cô hôm nay.

 

Q: n Nhật ngữ Toyo Kobe từ khi nào?

A: Đó là từ tháng 10 năm 2016.

 

Q: Điều gì khiến cô bắt đầu làm việc tại Học viện Nhật ngữ Toyo Kobe?

A: Tôi muốn làm giáo viên dạy tiếng Nhật,
vì vậy tôi đã tìm những trường dạy}
tiếng Nhật gần nhà.
Cuối cùng, tôi đã tìm thấy
Học viện Nhật ngữ Toyo Kobe.

 

Q: Tôi nghĩ rằng có nhiều trường Nhật ngữ khác gần đó, nhưng tại sao cô lại chọn Học viện Nhật ngữ Kobe Toyo?

A: Cuộc phỏng vấn đầu tiên
tôi có là với Kobe Toyo.
Tôi đã được nhận ngay sau đó,
vì vậy tôi nghĩ rằng có lẽ
là do đúng thời điểm.

 

Q: Vậy có phải khi làm việc tại Kobe Toyo là lần đầu tiên cô trở thành giáo viên tiếng Nhật không?

A: Kobe Toyo là trường tiếng Nhật đầu
tiên mà tôi làm việc tại Nhật Bản.
Tuy nhiên, trước đó tôi đã từng giảng dạy
tiếng Nhật ở Hàn Quốc.

 

Q: Cô đã từng ở Hàn Quốc đúng không? Cô đã giảng dạy ở đâu tại Hàn Quốc?

A: Tôi đã dạy gia sư, đồng thời
dạy tại trường luyện thi.

 

Q: Ra là thế. Khi đó cô đã gặp những học viên như thế nào?

A: Đa số học viên là người đã đi làm.
Mọi người học tiếng Nhật vì sở
thích hoặc vì công việc của họ.

 

Q: Nếu vậy thì có vẻ như có có nhiều người học viên rất nhiệt huyết nhỉ?

A: Mọi người đều quan tâm đến Nhật Bản,
vì vậy họ đã học tập vô cùng chăm chỉ.
Trong đó khá nhiều người có
trình độ từ trung cấp trở lên.

 

Q: Cô đã dạy ở Hàn Quốc trong bao lâu?

A: Khoảng 3 năm.

 

Q: Sau đó, cô đã trở về và giảng dạy tại Nhật Bản đúng không nhỉ?

A: Đúng vậy. Ngay sau khi trở về
Nhật Bản, tôi đã học và thi chứng
chỉ để trở thành giáo viên tiếng Nhật.
Kể từ đó, tôi đã làm việc ở Kobe Toyo.

 

Q: Cô có cảm thấy sự khác biệt nào khi dạy tiếng Nhật tại Hàn Quốc và Nhật Bản không?

A: Khi giảng dạy tại các trung tâm tại
Hàn Quốc thì kaiwa (giao tiếp) là
nội dung được chú trọng nhất.
Tuy nhiên, tại trường tiếng Nhật tại
Nhật Bản, tôi nhận thấy rằng chương
trình giảng dạy toàn diện hơn,
bao gồm nhiều nội dung: từ vựng,
ngữ pháp, đọc hiểu,
hội thoại và tập làm văn.

 

Q: Ra là thế. Có sự khác biệt nào trong phương pháp giảng dạy hay không?

A: Ở Hàn Quốc, giáo viên là người tự
quyết định nội dung giảng dạy
nên độ linh động khá cao. Còn ở
Nhật Bản, chương trình học chủ yếu
do các trường học quyết định nên
nội dung giảng dạy ở một mức
độ nào đó khá là khó thay đổi.

 

Q: Phạm vi mà giáo viên được giao phó cũng khác nhau đúng không nhỉ?

A: Ở nước ngoài, việc quyết
định xem sẽ giảng dạy điều gì
cho sinh viên cũng là một niềm vui.

 

Q: Đúng là được tự do thì sẽ vui hơn nhỉ. Nhưng tôi cũng cho rằng điều đó cũng mang lại một phần thử thách nhất định.

A: Học viên đầu tiên tôi dạy là
một người có sở thích đọc tiểu
thuyết Nhật Bản.
Vì đó là lớp học gia sư riêng nên
tôi cùng học viên đọc tiểu thuyết
và giải thích cho họ những
điều họ chưa hiểu rõ.

 

Q: Có vẻ khó khi phải giải thích nội dung trong tiểu thuyết?

A: Lúc đầu do tôi chưa đọc nhiều
tiểu thuyết nên rất khó giải thích,
nhưng khi quen dần,
tôi cảm thấy rất thú vị.

 

Q: Có vẻ rất cực khi phải dạy nhiều thứ khác nhau cùng một lúc?

A: Vì được tự do trong nội dung
giảng dạy nên tôi không
cảm thấy quá vất vả.

 

Q: Đó hẳn là một trải nghiệm tốt. Bây giờ cô đang phụ trách cấp độ nào?

A: Chủ yếu là sơ - trung cấp.
Tuy nhiên, tôi cũng có phụ trách giảng dạy
các lớp từ sơ cấp đến trung cao cấp.

 

Q: Cô có cảm thấy niềm vui khi là giáo viên tiếng Nhật không?

A: Tôi cảm thấy hạnh phúc khi mỗi
ngày đều nhận được lời cảm ơn từ
sinh viên. Cũng có những sinh viên
ngay cả khi đã tốt nghiệp vẫn
giữ liên lạc và thông báo đang
cố gắng học tập, làm việc mỗi ngày,
điều đó khiến tôi cảm thấy
công việc mình đang làm
vô cùng ý nghĩa.

 

Q: Tôi có ấn tượng rằng Goto-sensei có quan hệ tốt với các sinh viên. Đặc biệt tại sự kiện Toyo-sai, thật ấn tượng khi thấy cô nhiệt tình ở bên cạnh hỗ trợ các bạn sinh viên.

A: Đúng vậy. Tôi không ngờ bầu không
khí của sự kiện này lại sôi nổi như vậy.
Khi tôi nhìn thấy các sinh viên cố
gắng hết sức tại sự kiện,
tôi cũng cảm thấy muốn cố gắng
hết sức mình sát cánh cùng các bạn ấy.

 

Q: Tôi cảm nhận được một cảm giác đoàn kết tuyệt vời giữa các sinh viên và giáo viên.

A: Các giáo viên hợp đồng khác cũng
đã tham gia rất nhiệt tình,
tôi nghĩ chúng tôi đã cùng nhau
cố gắng hết mình.
Đó thực sự là một kỉ niệm vui
khi giáo viên và sinh viên được có cơ
hội tiếp xúc với nhau bên ngoài lớp học,
và tôi nghĩ đó sẽ là kỉ niệm khó
quên đối với mỗi sinh viên.

 

Q: Ngược lại, cô có gặp khó khăn gì khi trở thành giáo viên tiếng Nhật không?

A: Việc hướng dẫn sinh viên để tiếp
tục học lên cao luôn luôn rất khó khăn.

 

Q: Cô thấy khó ở chỗ nào?

A: Điều đầu tiên là sinh viên quốc tế
thường không biết những điều mà
người Nhật coi là điều đương nhiên.

 

Q: Ví dụ?

A: Thường thì sinh viên sẽ không nhớ
các quy tắc của trường.
Vì sinh viên không thể nhớ nó nếu
giáo viên chỉ nói một lần
nên khá là vất vả.

 

Q: Có điều gì khó khăn liên quan tới giờ học tiếng Nhật không?

A: Đôi khi rất khó để làm chủ từ
ngữ sử dụng khi điều hành giờ học
tại lớp học dành cho người mới bắt đầu.
Đặc biệt rất khó để có thể giao
tiếp được với sinh viên lớp sơ cấp.

 

Q: Đây đúng là một điểm khó khăn khi dạy lớp mới bắt đầu.

A: Ngoài ra thì gần đây tôi thường
cảm thấy khó khăn khi dạy học trực tuyến.

 

Q: Điều khó khăn đó là gì?

A: Đó là vì tôi không thể biết sinh
viên đã hiểu bài hay chưa vì không
được nhìn thấy nét mặt hay
phản ứng của sinh viên.
Ngoài ra, việc tạo giáo án giảng dạy
trực tuyến cũng khó hơn.

 

Q: Do bài học trực tuyến là một phương pháp mới nên có vẻ như vẫn còn nhiều điểm khó.

A: Tôi cũng nghĩ vậy.
Phương pháp nào là hiệu quả nhất là
một vấn đề cần chú ý trong tương lai.

 

Q: Bây giờ, tôi muốn hỏi cô một vài câu hỏi nữa, có sinh viên nào để lại ấn tượng cho cô không?

A: Có rất nhiều.

 

Q: Cô có thể cho chúng tôi biết về những sinh viên đã để lại ấn tượng mạnh cho cô không?

A: Tôi khá ấn tượng với sinh viên C.

 

Q: C là sinh viên như thế nào vậy?

A: Lúc đầu, C không phải là một sinh
viên nhiệt huyết cho lắm.
Tuy nhiên, khi quyết định tham gia kỳ
thi vào Đại học Kobe Gakuin,
C đã luyện tập cho bài thi phỏng
vấn vô cùng chăm chỉ.
Trong số những sinh viên tôi đã dạy,
C là người luyện tập phỏng
vấn chăm chỉ nhất.

 

Q: Có lẽ mục tiêu học lên cao hơn đã trở thành động lực để bạn sinh viên này thay đổi.

A: Có rất nhiều sinh viên thụ động
trong việc chuẩn bị tiến học,
nhưng C đã cố gắng hết sức
bằng cách tự mình suy nghĩ,
đặt câu hỏi và nhận tư vấn.

 

Q: Giáo viên sẽ luôn muốn giúp đỡ nhiều hơn cho những sinh viên như vậy.

A: Vâng. Khi C đỗ Đại học Kobe Gakuin,
tôi nhớ mình đã nhận được
một thư cảm ơn rất dài từ C.

 

Q: Hẳn là cả cô và C đều rất vui vì điều đó nhỉ.

A: Vâng. Những nỗ lực của bạn đã
được đền đáp một cách xuất sắc.

 

Q: Hai người vẫn giữ liên lạc sau khi tốt nghiệp chứ?

A: Tôi vẫn thường liên lạc với C.
Tôi rất vui vì C có thể cho tôi biết
cuộc sống sinh viên đại học và
tình hình hiện tại của bạn ấy.

 

Q: Có sinh viên nào khác để lại ấn tượng cho cô nữa không?

Đáp: Còn có bạn D.

 

Hỏi: D là một sinh viên như thế nào?

A: D là một sinh viên đã rất nhiệt tình
khi tham gia sự kiện Toyo-sai.
D giỏi nhạc cụ và ca hát nên
đặc biệt được chú ý tại Toyo-sai năm đó.

 

Q: Là bạn sinh viên chơi guitar tại Toyo-sai nhỉ. Tôi cũng nhớ bạn ấy.

A: D là kiểu sinh viên luôn luôn
lễ phép và được mọi người quý mến.
Tại Toyo-sai, D đã phát huy khả năng lãnh
đạo của mình, chủ động luyện tập sau giờ học.
 Tôi nghĩ rằng vì sự chăm chỉ
đó mà D đã nhận được giải
thưởng cuối cùng.

 

Q: Tôi rất ấn tượng với ý thức đoàn kết trong lớp, có vẻ là D đã có công dẫn dắt các thành viên trong lớp nhỉ.

 

Q: Cuối cùng, cô có lời nhắn nào dành cho những sinh viên đang đọc bài này không?

A: Sau khi đến Nhật Bản, tôi muốn
các bạn sinh viên hiểu văn hóa Nhật Bản,
học tiếng Nhật và có một cuộc
sống du học trọn vẹn.
Tôi muốn các bạn trải nghiệm
những điều khác nhau,
tiếp thu chúng và không để lại
bất kỳ điều gì hối tiếc trong
cuộc sống du học của mình.

Không quan trọng đó là anime,
manga hay drama, vì vậy tôi muốn bạn
tìm được một thứ mình yêu thích
và lan rộng điều đó đến những người khác.

 

Q: Đúng vậy. Vì đã đến Nhật Bản, tôi cũng hy vọng các bạn sinh viên sẽ có một cuộc sống du học trọn vẹn.

Trên đây là toàn bộ cuộc phỏng vấn với khách mời thứ ba xuất hiện trong chuyên mục giới thiệu nhân viên nhà trường.

  Xin cảm ơn ơn cô rất nhiều.

A: Xin cảm ơn.

[Giáo viên tiếng Nhật T]

single